Trong những năm gần đây, có một xu hướng đáng chú ý là nhiều người đã quay về nông thôn và ven đô thị để mở quán cà phê ở nông thôn. Họ nhận thấy tiềm năng lớn của mô hình kinh doanh này khi môi trường cạnh tranh thấp, đồng thời sự đa dạng về nhu cầu của người dân cũng giúp họ tận dụng được nguồn cung hàng hóa tự nhiên từ địa phương. Điều này không chỉ giúp họ tối ưu hóa chi phí ban đầu khi mở quán mà còn mang lại lợi nhuận cao.

Đối với những ai đang có ý định học hỏi và muốn khám phá cơ hội mở quán cà phê ở nông thôn, hãy tham khảo thêm thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây của Trung tâm đào tạo pha chế HM.

1. Mở quán cà phê ở nông thôn có những lợi thế gì?

So sánh với việc mở quán cà phê ở thành thị, việc kinh doanh ở nông thôn mang lại nhiều lợi thế đáng kể, bao gồm:

Mức độ cạnh tranh thấp

Trái ngược với số lượng lớn quán cà phê tại thành phố, nơi có thể gặp “1m2 tận 10 quán cà phê”, ở nông thôn số lượng quán cà phê đẹp, chất lượng với đồ uống ngon và được đầu tư kỹ lưỡng vẫn còn khá hạn chế. Mở quán cà phê ở nông thôn giúp tránh khỏi cạnh tranh quyết liệt như ở thành thị. Nếu chủ quán có khả năng nắm bắt xu hướng và đưa mô hình cà phê hot về nông thôn, họ có thể thu hút một lượng lớn khách hàng.

Tiền vốn đầu tư thấp

Chi phí như thuê nhân công, mặt bằng, nguyên liệu ở nông thôn thường thấp hơn nhiều so với thành phố. Điều này đồng nghĩa với việc mở quán cà phê ở nông thôn giúp chủ quán tiết kiệm chi phí so với việc mở ở thành phố. Số tiền tiết kiệm có thể được sử dụng cho các mục đích khác.

Tệp khách hàng tiềm năng:

Mức sống của người dân nông thôn ngày càng cải thiện, điều này đi kèm với mức chi tiêu tăng lên. Người dân nông thôn cũng có nhu cầu giải trí, hẹn hò và gặp gỡ bạn bè, tạo ra một tệp khách hàng tiềm năng cho quán cà phê. Đặc biệt, xu hướng hiện nay là các gia đình có điều kiện mua đất ở vùng nông thôn gần thành phố để xây dựng biệt thự, tạo ra một nhóm khách hàng có thể phù hợp với quán của bạn.

Kinh nghiệm mở quán cà phê ở nông thôn “vốn ít, lời nhiều”

2.1. Khảo sát thị trường và đối thủ cạnh tranh 

Mặc dù việc mở quán cà phê ở nông thôn có vẻ đơn giản hơn so với thành thị, chủ quán cũng cần tuân thủ những bước cơ bản, bắt đầu từ việc khảo sát thị trường và đối thủ cạnh tranh. Để thực hiện điều này, chủ quán nên dành thời gian để trực tiếp trải nghiệm các quán cà phê trong khu vực muốn mở, đồng thời thu thập thông tin về giá cả, lượng khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Sau khi hoàn tất quá trình nghiên cứu thị trường, chủ quán nên tạo ra một bảng câu hỏi để cung cấp những câu trả lời cụ thể cho các vấn đề quan trọng sau:

  • Tại sao một số quán cà phê thu hút nhiều khách, trong khi một số khác lại ít khách?
  • Đối tượng khách hàng nào thường xuyên ghé thăm quán?
  • Đồ uống nào được ưa chuộng nhất tại những quán này?
  • Khu vực mà tôi định mở quán có sự ổn định không?
  • Khách hàng thích những không gian nào nhất?
  • Thời điểm nào trong ngày khách hàng thường xuyên ghé quán nhiều nhất?
  • Các yếu tố nào giúp giữ chân khách hàng và khiến họ quay trở lại quán thường xuyên?

Bằng cách đặt ra nhiều câu hỏi và trả lời chúng một cách chi tiết, chủ quán có thể hiểu rõ hơn về thị trường thực tế tại khu vực nông thôn cụ thể. Thông tin thu thập sẽ trở thành cơ sở để xây dựng kế hoạch kinh doanh hiệu quả, giúp tiết kiệm nguồn lực mà vẫn hướng đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.

2.2. Xác định nhóm khách hàng mục tiêu

Sau khi đã xác định rõ mô hình kinh doanh và hoàn tất khảo sát thị trường, mở quán cà phê ở nông thôn cần tiến đến việc xác định nhóm khách hàng mục tiêu. Đây là một bước quan trọng không thể thiếu trong quá trình chuẩn bị và lên ý tưởng kinh doanh. Việc xác định đúng nhóm khách hàng mục tiêu là chìa khóa để quán có thể xây dựng không gian, thiết kế menu, và đáp ứng nhu cầu của họ một cách hiệu quả. Có 4 nhóm đối tượng khách hàng chính mà các quán cà phê ở nông thôn thường hướng đến.

Người yêu thích cà phê:

  • Ở vùng nông thôn, không thiếu những người sành cà phê, thường có thói quen uống cà phê mỗi ngày.
  • Mặc dù số lượng khách hàng trong nhóm này ít hơn so với thành thị, nhưng họ sẽ trở thành những khách quen trung thành nếu quán cung cấp cà phê nguyên chất, đậm đà hương vị và có sự sáng tạo trong menu.

Người đi cà phê với mục đích “uống cà phê là phụ”:

  • Nhóm khách này đang phát triển nhanh chóng, đặc biệt là trong giới trẻ, họ đến quán để “sống ảo”, hẹn hòn và tận hưởng không gian “chill chill” cuối tuần.
  • Quán cần đầu tư vào các khu vực “sống ảo” và menu đa dạng với sinh tố, đá xay, nước ép, trà sữa, cafe… để thu hút nhóm khách này, cũng như trang trí đồ uống đẹp mắt để khách có thể chia sẻ trên mạng xã hội.

Người lao động bình thường:

  • Là nhóm khách hàng ở độ tuổi từ 30 trở lên, có thu nhập ổn định, thường sử dụng quán để làm việc, gặp gỡ bạn bè hoặc gặp đối tác.
  • Quán nên thiết kế lịch sự, hiện đại từ bàn ghế, không gian đến âm nhạc, đồ uống. Giá cả nên phải vừa phải, trong khoảng 20.000 – 35.000 đồng để phù hợp với mức chi tiêu của nhóm khách hàng này.

Học sinh

  • Nhóm này thường yêu thích cà phê hoặc trà sữa, nhưng có thu nhập không ổn định và khó thường xuyên đến quán.
  • Giá đồ uống nên được đặt ở mức thấp, không quá 25.000 đồng/cốc, nhưng đa dạng và hấp dẫn. Các món trà sữa ngon là điểm cộng để thu hút nhóm khách này, cũng như giữ chân họ qua các ưu đãi đặc biệt.

2.3. Lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp

Sau khi xác định được nhóm khách hàng mục tiêu, chủ quán có thể lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp nhất dựa trên nhu cầu của nhóm đó và tình hình thị trường nông thôn hiện tại. Dưới đây là những mô hình mở quán cà phê ở nông thôn phổ biến nhất:

Cà phê vỉa hè

  • Không tốn chi phí thuê mặt bằng, mang đến không khí giản dị và thoải mái, phản ánh đúng chất không gian miền quê.
  • Menu cần được thiết kế đơn giản, tập trung vào các loại cà phê phin, trà, cà phê trứng, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng.

Cà phê take away

  • Mô hình này chỉ yêu cầu một chiếc xe đẩy nhỏ gọn, có thể đặt ở những nơi có lượng người qua lại nhiều để thu hút khách hàng.
  • Menu cần được thiết kế tinh gọn, tiện lợi, phù hợp với việc bán mang đi giúp thuận tiện cho những người đang di chuyển.

Cà phê sách

  • Hướng đến những khách hàng cần chỗ làm việc, không gian học tập.
  • Yếu tố quan trọng nhất khi xây dựng mô hình này là đảm bảo không gian yên tĩnh, cung cấp tủ sách đa dạng và đặc biệt mỗi khu vực bàn ghế cần được trang bị đủ ổ sạc điện để phục vụ nhu cầu sạc của khách hàng.

Việc chọn lựa mô hình kinh doanh phù hợp giúp chủ quán tối ưu hóa các nguồn lực và đáp ứng một cách hiệu quả nhất đến mong muốn của khách hàng trong khu vực nông thôn.

Tham khảo thêm bài viết: Bí quyết để setup quán cà phê thành công, hiệu quả cao

2.4. Lên kế hoạch kinh doanh chi tiết

Sau các bước đầu tiên, chủ quán đã có cái nhìn tương đối rõ về cách mở quán cà phê ở nông thôn và hiểu biết về thị trường cũng như tệp khách hàng xung quanh. Tổng hợp tất cả thông tin này, chủ quán nên thực hiện một kế hoạch kinh doanh và tiến hành phân tích SWOT để định rõ hướng phát triển.

Bảng phân tích SWOT bao gồm:

Strengths (Điểm mạnh)

  • Vốn đầu tư yêu cầu không nhiều.
  • Nhân sự có chi phí thấp.
  • Đồ uống chất lượng và sự đầu tư vào không gian quán.
  • Vị trí quán đắc địa và thuận lợi.
  • Không gian quán được thiết kế lý tưởng.

Weaknesses (Điểm yếu)

  • Nguồn vốn hạn chế.
  • Thiếu kinh nghiệm trong việc mở quán.
  • Vị trí quán chưa hoàn hảo hoặc có quán cạnh tranh.
  • Cạnh tranh với các đối thủ trong khu vực.

Opportunities (Cơ hội)

  • Dân cư trong vùng ngày càng tăng lên.
  • Mức chi tiêu của khách hàng tăng cao.
  • Có cơ hội được KOLs nổi tiếng chia sẻ và đánh giá tích cực.

Threats (Thách thức)

  • Giá thuê mặt bằng tăng cao trong vùng nông thôn.
  • Khả năng ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế.
  • Vấn đề liên quan đến nguồn cung nguyên liệu từ địa phương.

Phân tích SWOT này sẽ giúp chủ quán định rõ những điểm mạnh và điểm yếu của quán cà phê, cũng như cơ hội và thách thức mà họ có thể phải đối mặt trong quá trình kinh doanh ở môi trường nông thôn. Điều này sẽ là cơ sở để xây dựng một kế hoạch chiến lược linh hoạt và hiệu quả.

2.5. Chuẩn bị kinh phí mở quán cà phê ở nông thôn

Sau khi đã lựa chọn được mô hình kinh doanh cho quán cà phê ở nông thôn, chúng ta cũng sẽ xác định được chi phí cần thiết để mở quán. Trong thành phố, chi phí đầu tư cho một quán cà phê có thể lên tới cả tỷ đồng, đặc biệt là đối với những quán có không gian rộng, concept đẹp và đồ uống chất lượng. Ngược lại, ở nông thôn chi phí này không đòi hỏi nhiều như vậy chỉ ở mức tầm hơn trăm triệu đồng, vài chục triệu hoặc thậm chí vài trăm nghìn là đã có thể mở quán.

Tổng thể, chi phí đầu tư để mở quán cà phê ở nông thôn sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm địa điểm mở quán, đối tượng khách hàng mục tiêu, không gian, thiết kế nội thất và nhiều yếu tố khác. Điều này tạo ra sự linh hoạt, cho phép chủ quán điều chỉnh chi phí đầu tư sao cho phù hợp với điều kiện và mục tiêu kinh doanh cụ thể của họ.

2.6. Chọn mặt bằng kinh doanh

Lựa chọn mặt bằng kinh doanh được coi là một yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến lượng khách hàng tiềm năng và doanh thu của quán. Do đó, khi mở quán cà phê ở nông thôn, chủ quán cần chú ý đến việc chọn những mặt bằng có các đặc điểm sau đây:

Vị trí trong khu dân cư đông đúc

  • Ưu tiên lựa chọn mặt bằng gần trường học, công sở, chợ hoặc khu vực trung tâm để tận dụng lượng người qua lại lớn.
  • Tránh chọn những vị trí ở ngõ sâu, hẻo lánh, vì điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách hàng.

Tiện ích đỗ xe và sự an toàn

  • Mặt bằng quán cần có không gian đỗ xe để đảm bảo an toàn và thuận tiện cho người qua lại.
  • Vị trí đặt quán cần dễ nhìn thấy và dễ tìm đường đến, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận.

Tính lịch sự và tôn trọng của dân cư xung quanh:

  • Lựa chọn môi trường với dân cư lịch sự, tôn trọng lẫn nhau.
  • Tránh mở quán ở những khu dân cư có nhiều xô bồ, gian lận, để tạo ra một không gian yên tĩnh và dễ chịu cho khách hàng.

Tham khảo thêm bài viết: Tips khi thuê mặt bằng kinh doanh F&B nhất định phải biết

2.7. Xin giấy phép đăng ký kinh doanh khi mở quán cà phê ở nông thôn

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, khi thực hiện hoạt động kinh doanh, cả tổ chức và cá nhân đều bắt buộc phải tiến hành đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh hoặc các tổ chức kinh tế khác. Đối với chủ quán cà phê ở nông thôn, họ có thể thực hiện đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh và quy trình thực hiện các bước thủ tục có thể được tham khảo tại đây.

3. Tổng kết

Việc mở quán cà phê ở nông thôn là một lựa chọn kinh doanh có tiềm năng lớn và mang lại hiệu quả cao cho những người muốn bắt đầu sự nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống. Đối với những chủ quán đang đối diện với thách thức về việc thiết lập quy trình vận hành hoặc mong muốn áp dụng giải pháp công nghệ hiện đại, linh hoạt và chuyên biệt cho ngành F&B, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 0966 686 222 để nhận được sự tư vấn miễn phí!

>>> Xem thêm bài viết: Mở quán cà phê khoảng 100m2 chi phí khoảng bao nhiêu?

 

Để lại một bình luận