Để làm chủ quán cà phê không phải là một việc làm quá khó, tuy nhiên không phải là ai cũng biết là có thể bắt đầu từ đâu. Làm thế nào để công việc kinh doanh quán cà phê trở nên nhanh chóng ổn định và thu hút khách. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi mà đang thắc mắc!
Tầm quan trọng của ngành cà phê tại Việt Nam
Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới. Theo như các số liệu thống kê về sản lượng và giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã đóng góp vào nền kinh tế của quốc gia. Ngoài ra văn hóa cà phê đặc trưng của người Việt cũng là một trong những phần ảnh hưởng vô cùng lớn. Hay là lịch sử uống cà phê lâu đời tại Việt Nam, bởi vì người Việt Nam thường có thói quen ăn sáng và uống cà phê vào buổi sáng. Không những thế sự phát triển của các chuỗi và thương hiệu cà phê nội địa là vô cùng lớn. Đã có một số thương hiệu cà phê Việt Nam vô cùng thành công như Highland, The Coffee House,.. Và xu hướng mở rộng và phát triển quán cà phê vô cùng mạnh mẽ, ví dụ như Highlands thương hiệu đã có một chuỗi cửa hàng trải dài từ Bắc vào Nam.
Cơ hội và thách thức khi làm chủ quán cà phê
Bởi vì thị trường tiêu thụ cà phê nội địa đang phát triển mạnh mẽ thống kê được hàng năm ở Việt Nam được thống kê là khoảng 6,6%/ năm. Vậy nên sự gia tăng của tầng lớp trung lưu và thu nhập khả dụng. Ngoài ra xu hướng uống cà phê đã trở thành một lối sống không thể thiếu ở trong lối sống hiện đại của Viêt Nam hiện nay.
Xu hướng của người tiêu dùng quan tâm đến cà phê chất lượng cao và trải nghiệm độc đáo, bởi vì sự quan tâm về cà phê đặc sản và cà phê hữu cơ càng ngày càng tăng. Không những thế, nhu cầu về không gian cà phê thẩm mỹ, luôn được giới trẻ được săn đón để chụp ảnh và chia sẻ lên mạng xã hội. Ngoài ra, mình cũng có thể tăng cường độ nhận thức về nguồn gốc và quy trình sản xuất cà phê.
Bạn có thể phát triển mô hình kinh doanh quán cà phê đa dạng để tìm ra được mô hình mà bạn thích và muốn khởi nghiệp. như là quán cà phê kết hợp với không gian làm việc (co-working space) đây cũng là mô hình vô cùng hay. Ngoài ra thì có mô hình take away và dịch vụ giao hàng, quán cà phê kết hợp với sách, nghệ thuật và các hoạt động văn hóa. Đây cũng là cơ hội phát triển cho chuỗi cửa hàng và nhượng quyền thương hiệu của riêng bạn.
Thách thức của các chủ quán cà phê là gì? Đó là do sự hiện diện của các thương hiệu lớn trong và ngoài nước, hay là số lượng quán cà phê độc lập càng ngày càng tăng và áp lực về giá hay là chất lượng sản phẩm. Không những thế việc yêu cầu cao về vốn đầu tư ban đầu và chi phí vận hành. Đó là những khoản chi bắt buộc, như là chi phí mặt bằng tại các vị trí đắc địa để giúp quán đông khách hơn, hay là đầu tư vào thiết bị máy móc và nội thất chuyên nghiệp. Có một điều quan trọng hơn cả đó chính là chi phí nguyên liệu và vận hành hằng ngày.
Việc khó khăn đó là chủ cửa hàng luôn phải tìm kiếm và giữ chân nhân sự chất lượng cho riêng mình. Bởi ngày càng thiếu hụt nhiều nhân viên có kỹ năng và kinh nghiệm trong ngành cà phê. Hay là tỷ lệ thay đổi nhân sự cao ở trong ngành F&B và nhu cầu đào tạo liên tục để nâng cao chất lượng dịch vụ. Hay là những áp lực của chủ cửa hàng đó là về vấn đề giữ chân khách hàng hay làm thế nào để có thể có khách hàng trung thành, đó chính là đổi mới menu đối với trải nghiệm của khách hàng và ứng dụng công nghệ trong quản lý và phục vụ khách hàng.
Tầm nhìn về tương lai của ngành cà phê tại Việt Nam
Bạn cũng có thể dự đoán ngành cà phê trong vòng 5 – 10 năm tới dựa vào tốc độ tăng trưởng và lượng sản xuất cà phê trong các năm vừa qua, như trong niên vụ 2023 – 2024, sản lượng cà phê dự kiến sẽ giảm xuống ở mức 1,6 – 1,7 triệu tấn. Tuy sản lượng cà phê lớn nhưng chỉ có 30% sản lượng đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Đây cũng là cơ hội phát triển cho những mô hình kinh doanh cà phê mới, sáng tạo. Liên quan đến sự tăng trưởng của thị trường cà phê đặc sản và cà phê hữu cơ. Bạn cũng có thể tích hợp công nghệ vào trải nghiệm mua cà phê của bạn ví dụ như thanh toán không tiền mặt hay là ứng dụng đặt hàng. Đây cũng là cơ hội cho những mô hình kinh doanh quán cà phê sáng tạo và phát triển bền vững.
Bạn cần chuẩn bị những gì trước khi mở quán?
Khi mở ra quán của riêng mình hẳn là một điều không phải dễ dàng và cũng có rất nhiều thứ cần phải chuẩn bị như xác định được đối thủ cạnh tranh hay là khách hàng mục tiêu của cửa hàng. Ngoài ra bạn cũng phải phân tích xu hướng người dùng cà phê hiện tại để có thể biết được người dùng sản phẩm của bên mình.
Phân tích xu hướng tiêu dùng cà phê hiện tại
Việc đầu tiện bạn cần phải phân tích khi mở cửa hàng cà phê đó là thói quen uống cà phê của người Việt đó là tần suất người tiêu dùng uống cà phê ví dụ như là họ uống hằng ngày hay là uống vài lần một tuần. Thời điểm uống cà phê phổ biến của người tiêu dùng là khi nào? Buổi sáng sớm sau khi ăn sáng xong hay là giữa buổi chiều. Địa điểm ưa thích của người dùng cà phê là ở đâu? Tại quán uống cà phê, ở văn phòng hay là nhà riêng. Và xu hướng không gian hay là trải nghiệm quán cà phê, như cà quán cà phê “Instagrammable” cùng với thiết kế độc đáo. Hay là quán cà phê kết hợp cùng với không gian làm việc và kết hợp trải nghiệm quán cà phê.
Đánh giá đối thủ cạnh tranh
Bạn cần phải xác định được các đối thủ chính trong khu vực, có thể là chuỗi cà phê lớn, cũng có thể là quán cà phê độc lập nhưng lại có tiếng tăm ở trong vùng hay là các mô hình tự kinh doanh. Bạn cần phải phân tích được điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ bao gồm: chất lượng sản phẩm dịch vụ, giá cả kèm với chính sách khuyến mãi cuối cùng đó là vị trí và cả không gian của quán. Cuối cùng sẽ là tìm hiểu chiến lược kinh doanh của họ. Để xem là chiến lược marketing và cách họ xây dựng thương hiệu, cùng với khách tiếp cạnh khách hàng và duy trì khách hàng trung thành kết hợp cùng với các sáng kiến đổi mới và phát triển sản phẩm mới.
Xác định phân khúc khách hàng mục tiêu
Để xác định được khách hàng mục tiêu việc đầu tiên bạn cần làm đó là xác định được nhóm độ tuổi, nghề nghiệp và thu nhập của khách hàng mục tiêu. Tiếp theo đó là về sở thích và nhu cầu về cà phê, họ ưu tiên về hương vị và chất lượng cà phê, liệu họ có quan tâm đến nguồn gốc và quy trình sản xuất cà phê không cuối cùng đó là về nhu cầu không gian và trải nghiệm của khách hàng. Ngoài ra bạn cũng cần phải quan tâm đến thói quen chi tiêu và giá trị mong đợi. Mức chi tiêu trung bình cho một lần uống cà phê, sự kỳ vọng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ và sự quan tâm đến các chương trình khuyến mãi và thẻ thành viên.
Xây dựng kế hoạch kinh doanh
Việc xây dựng kế hoạch kinh doanh là điều bạn cần phải làm khi mở quán cà phê của riêng mình, để có thể định hướng đúng cho quán của mình. Giúp cho quán cà phê của bạn không bị lạc hướng khi phát triển quán cà phê.
Xác định mô hình và concept của quán
Bạn xác định được quán cà phê của mình là truyền thống hay hiện đại? Liệu có phù hợp với tệp khách hàng mà xác định trước đó không? Quán cà phê có kết hợp với các dịch vụ khác không ví dụ như là quán kết hợp với thư viện mini, hay là quán cà phê kết hợp với không gian trưng bày nghệ thuật và cà phê hoặc quán cà phê kết hợp với không gian làm việc chung. Xác định được giá trị độc đáo của quán, sử dụng cà phê đặc sản từ các vùng miền ở Việt Nam, tạo trải nghiệm pha chế uống cà phê tương tác cho khách hàng và thiết kế không gian độc đáo, phù hợp với việc chụp ảnh và chia sẻ lên mạng xã hội.
Lập kế hoạch tài chính
Bạn cần phải dự toán chi phí đầu tư ban đầu đó là những khoản về chi phí thuê mặt bằng và đặt cọc, chi phí cải tạo và trang trí nội thất và đầu tư vào trang thiết bị máy móc. Ước tính doanh thu và lợi nhuận của cửa hàng. Dự kiến được số lượng khách hàng và doanh số bán hàng, tính toán chi phí vận hành tháng và ước tính được lợi nhuận dự kiến trong 6 tháng đầu tiên. Cần phải xác định được điểm hòa vốn và kế hoạch thu hồi vốn, tính toán số lượng sản phẩm cần bán để hòa vốn, lập kế hoạch thu hồi vốn trong vòng 2-3 năm và xác định được các mốc thời tài chính quan trọng cần đạt được.
Xây dựng chiến lược marketing
Bạn cần phải định vị được thương hiệu để xác định được giá trị cốt lõi và thông điệp thương hiệu, thiết kế logo và bộ nhận diện thương hiệu và xây dựng những câu chuyện thương hiệu độc đáo. Xây dựng kế hoạch quảng cáo và khuyến mãi, chiến dịch quảng cáo trước khai trương, các chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng mới và kế hoạch quảng cáo dài hạn trên các kênh truyền thông. Chiến lược truyền thông trên mạng xã hội sẽ bao gồm xây dựng và quản lý các trang mạng xã hội, tạo dựng nội dung hấp dẫn và tương tác với cộng đồng
Lên kế hoạch vận hành
Quy trình hoạt động hằng ngày như là lịch trình mở cửa và đóng cửa để khách hàng biết, quy trình chuẩn bị và phục vụ cà phê hay là kế hoạch vệ sinh và bảo trì thiết bị. Việc quản lý và đào tạo nhân sự đầu tiên bạn cần phải xác định được số lượng nhân viên cần thiết, lập kế hoạch tuyển dụng và đào tạo cùng với xây dựng chính sách đãi ngộ và phát triển nhân viên. Việc quản lý chất lượng sản phẩm và dịch vụ là điều vô cùng quan trọng, thiết lập tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm, xây dựng quy trình kiểm soát chất lượng và kế hoạch thu thập và xử lý phẩn hồi của khách hàng, để có thể phát triển hơn cho cửa hàng của mình.
Kết luận
Làm chủ một quán cà phê thành công đòi hỏi sự kết hợp giữa đam mê, kiến thức chuyên môn và kỹ năng kinh doanh. Những yếu tố then chốt để đạt được thành công bao gồm: nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, xây dựng concept độc đáo, quản lý tài chính hiệu quả, chú trọng chất lượng sản phẩm và dịch vụ, xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, thực hiện marketing hiệu quả, linh hoạt trong việc đổi mới, và xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng và đối tác. Đối với những người muốn bắt đầu hành trình làm chủ quán cà phê, hãy chuẩn bị tâm lý và kiến thức vững vàng, tạo sự khác biệt trong sản phẩm và trải nghiệm, duy trì sự nhất quán trong chất lượng, quản lý thời gian và nguồn lực hiệu quả, xây dựng mạng lưới quan hệ rộng rãi, và luôn kiên nhẫn, kiên trì trước mọi thách thức. Hãy nhớ rằng, thành công không đến trong một sớm một chiều, mà là kết quả của sự nỗ lực không ngừng, sự sáng tạo và khả năng thích ứng với thị trường luôn thay đổi. Quan trọng nhất, đừng quên tận hưởng hành trình này – mỗi tách cà phê bạn phục vụ không chỉ là một sản phẩm, mà còn là cơ hội để tạo ra những kết nối ý nghĩa và lan tỏa niềm đam mê của bạn đến cộng đồng. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tâm huyết và quyết tâm, giấc mơ về một quán cà phê thành công của riêng bạn hoàn toàn có thể trở thành hiện thực.